Muốn nuôi lợn hay ăn, chóng lớn, khỏe mạnh cho thịt thơm, săn chắc, ngoài chú ý tới cách chăm sóc thì dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Những nông hộ chăn nuôi thành công thường chế biến thức ăn cho lợn đa dạng và phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng. Cùng bài viết dưới đây khám phá các phương pháp chế biến thức ăn trong quá trình nuôi lợn được áp dụng rộng rãi nhất.
Nông hộ chế biến thức ăn cho lợn như thế nào để đạt được hiệu quả cao?
Chăn nuôi lợn quy mô lớn, trang trại
Những trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn lên tới cả ngàn, chục ngàn con lợn thường áp dụng đa dạng các phương pháp chế biến thức ăn cho lợn để nâng cao hiệu quả hấp thu và kích thích con vật ăn ngon miệng.
Thức ăn chủ yếu vẫn là cám công nghiệp, do loại thức ăn này khá tiện dụng và cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng.
Một số trang trại còn đầu tư các loại máy móc chế biến thức ăn chăn nuôi như: máy băm chuối đa đăng, máy nghiền bột, máy trộn thức ăn, máy ép cám viên… để tự chế biến thức ăn nuôi lợn. Đầu tư máy móc không chỉ làm giảm chi phí thức ăn mà còn giúp trang trại kiểm soát tốt chất lượng thức ăn đầu vào, đảm bảo an toàn vệ sinh chăn nuôi và cung cấp cho lợn nguồn dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển.
Ngoài ra, trang trại quy mô lớn thường xuyên cho vật nuôi ăn thức ăn thô xanh, thức ăn ủ chua để cải thiện tiêu hóa và tăng cường hấp thu.
Chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, hộ gia đình
Bà con nông dân chăn nuôi lợn số lượng ít hoặc đơn giản chỉ để tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm công nghiệp… sẽ có cách chế biến thức ăn cho lợn khác. Thức ăn chủ yếu được chia làm 2 cách chế biến:
- Cho ăn trực tiếp: đối với rau bèo, rau xanh, thân chuối… Đem băm nhỏ và cho lợn ăn trực tiếp, cắt giảm thời gian chế biến.
- Nấu cám lợn: phương pháp phổ biến được áp dụng từ lâu đời. Người nông dân tận dụng nông sản hoặc những nguyên liệu kiếm được từ tự nhiên như: cám ngô, cám gạo, cơm thừa, rau bèo, rắn, ốc, cá, bã bia, khô dầu… đem trộn với lượng nước vừa đủ và nấu chín.
- Ủ chua: một số hộ gia đình có áp dụng phương pháp ủ chua thức ăn để đa dạng dinh dưỡng cho vật nuôi (nhưng số lượng khá ít).
Đa phần nguyên liệu làm thức ăn cho lợn tận thu và tự kiếm được nên chi phí nuôi lợn nhỏ lẻ thường không phát sinh hoặc phát sinh rất ít. Bù lại, bà con cần tốn nhiều thời gian, công sức để sơ chế, chế biến hơn khi nuôi theo mô hình công nghiệp. Thịt lợn nuôi quy mô nhỏ lẻ cũng được đánh giá chắc hơn và không bị hôi.
Cách chế biến thức ăn cho lợn theo từng quy mô, điều kiện gia đình, vùng miền sẽ khác nhau. Nhưng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất với khẩu phần ăn hợp lý theo từng lứa tuổi để đàn lợn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Chúc bà con chăn nuôi thành công, xuất chuồng đàn lợn nặng cân, chất lượng thịt thơm ngon và bán được giá.