Free Porn
xbporn

30.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, Tháng Chín 12, 2024

Cách chống thấm tường ngoài trời giữ ngôi nhà luôn bền đẹp

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chính vì độ ẩm cao và lượng mưa trung bình mỗi năm tương đối nhiều mà các công trình xây dựng thường bị ăn mòn, xuất hiện tình trạng xuống cấp theo thời gian. Để giữ cho các công trình xây dựng ấy được bền đẹp, có tuổi thọ cao hơn, người ta thường sử dụng các biện pháp chống thấm khác nhau. Với nhà cửa cũng vậy, chống thấm tường ngoài trời luôn là một trong những vấn đề đáng lưu tâm với người sử dụng, bởi cách này sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn không chỉ bền mà còn đẹp, có tính thẩm mĩ cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem tại sao chống thấm tường ngoài trời lại là biện pháp được nhiều người áp dụng khi thi công các công trình đến thế nhé!

1. Một vài nguyên nhân gây tình trạng ẩm mốc, vết loang và dột nước ở tường nhà.

1.1. Không thực hiện chống thấm ngay từ giai đoạn đầu.

Nhiều người vì lo ngại chi phí nguyên vật liệu, phí thi công, hoặc do chủ quan mà bỏ qua việc chống thấm tường ngay từ giai đoạn thi công, dẫn đến sau này xuất hiện nhiều vết nứt, nấm mốc gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến kết cấu của công trình.

nguyên nhân tường bị thấm
Không thực hiện chống thấm ngay từ đầu sẽ khiến cho tường bị mốc nghiêm trọng

1.2. Chỉ thực hiện chống thấm khi thấy biểu hiện thấm dột ở tường.

Hãy loại bỏ tư tưởng sai lầm ngay nếu bạn muốn công trình xây dựng của mình đảm bảo chất lượng về lâu dài. Nếu như công trình xuất hiện các dấu hiệu thấm dột như: tróc sơn, có nấm mốc, vết loang, hoặc xuất hiện các vết nứt,… mà bạn mới khắc phục tình trạng này thì sẽ càng khó khăn hơn. Không chỉ tốn thêm chi phí sửa chữa hơn so với ban đầu, hiệu quả sau khi khắc phục thấm dột cũng sẽ không được như mong đợi nữa.

nguyên nhân tường bị thấm hình 2

1.3. Không có kế hoạch chống thấm cụ thể.

Tương tự suy nghĩ “hỏng đâu sửa đấy”, việc không có kế hoạch chống thấm cũng sẽ làm cho tuổi thọ của công trình bị giảm đi đáng kể. Khả năng chịu lực của các khung kim loại cũng như của cả công trình có thể bị giảm mạnh dưới tác dụng của nước và độ ẩm. Nếu tại một vị trí xuất hiện tình trạng thấm nước, nghĩa là bạn cần thực hiện chống thấm cả những khu vực xung quanh nó. Sau khi khắc phục, không chỉ hiệu quả thấp hơn mà chi phí còn có thể gấp 2-3 lần so với việc thực hiện chống thấm ngay từ đầu.

2. Một vài vật liệu chống thấm tường ngoài trời hiệu quả.

2.1. Xi măng chống thấm.

Đây là loại vật liệu được nhiều gia đình tin dùng bởi hiệu quả mà nó đem lại. Sản phẩm được phát triển dựa theo văn hóa xây dựng của người Việt Nam, gần gũi và dễ sử dụng, ngoài ra giá thành cũng ưu đãi hơn so với nhiều loại xi măng thông thường. Thời gian chống thấm của nó có thể kéo dài tới hơn 50 năm.

2.2. Keo chống thấm tường.

Đây là vật liệu tương tự xi măng polyme được cải tiến, thường được dùng tại các vách tường, ban công và sân thượng – những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước. Vật liệu này không yêu cầu sử dụng cùng bột bả tường giúp làm giảm thời gian và chi phí xây dựng nhưng hiệu quả đem lại cũng không kém các sản phẩm chống ẩm mốc.

Với các vết nứt, vách tường, sử dụng keo chống thấm là sự lựa chọn hợp lí.

2.3. Sơn chống thấm.

Sơn chống thấm có thể coi là phương pháp bảo vệ vừa toàn diện, vừa hiệu quả cho ngôi nhà của bạn. Với sơn chống thấm, công trình vừa được bảo vệ khỏi thấm dột và nấm mốc, vừa giữ được tính thẩm mỹ nhờ độ bền màu và bám dính cao do không cần chồng nhiều lớp.

sử dụng sơn chống thấm chống thấm tường hiệu quả

Sử dụng sơn chống thấm ngoài trời vừa mang lại hiệu quả thẩm mĩ, vừa bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi thấm dột.

2.4. Chống thấm tường bằng vật liệu sika.

Với ưu điểm thành phần không chứa những hợp chất có độc hại, vật liệu này khiến cho người sử dụng khá yên tâm về vấn đề sức khỏe. Đây cũng là vật liệu có hiệu quả rất tốt và được nhiều người sử dụng bởi tính năng vượt trội giúp hạn chế các vết nứt và độ bám dính cao.

sử dụng sika chống thấm

3. Quy trình thực hiện chống thấm ngoài trời bằng sơn chống thấm.

3.1. Khảo sát công trình, lên kế hoạch cụ thể:

Bạn cần kiểm tra mức độ nghiêm trọng của tình trạng thấm dột, sau đó lên kế hoạch cụ thể về thời gian thực hiện, ước lượng nguyên liệu và chi phí cần dùng.

3.2. Xử lý vị trí bị thấm dột.

Làm sạch bề mặt xảy ra thấm dột, chà sạch các vết mốc, bong tróc,…

Tạo một bề mặt thi công bằng phẳng, bả lại những chỗ bị vết rỗ, vết nứt nhỏ. Với những vết nứt lớn, cần trám lại bằng xi măng hoặc các loại vữa có tính năng chống thấm.

Tạo cho bề mặt thi công một độ ẩm theo tiêu chuẩn (dưới 16%)

xử lý vị trí bị thấm dột hiệu quả

3.3. Tiến hành thi công chống thấm.

Nên sơn 2 lớp sơn lót: giúp cho lớp sơn chính mang lại hiệu quả tối đa. Cần đảm bảo khoảng cách giữa 2 lần sơn, đợi lớp sơn đầu khô rồi mới sơn tiếp lớp thứ 2. Nếu không có điều kiện về kinh tế, bạn có thể chỉ thực hiện sơn 1 lớp.

Sơn lớp sơn chính: sau khi lớp sơn lót khô, bạn cần tiến hành sơn lớp sơn chính. Tùy vào vị trí và yêu cầu của mình, bạn có thể lựa chọn sơn trắng hay sơn màu.

4. Chống thấm tường ngoài trời cho nhà mới.

Tương tự như việc khắc phục tình trạng thấm dột, chống thấm nhà mới cũng cần thực hiện chà nhẵn bề mặt, sơn lót rồi sơn lớp sơn chống thấm, ngoài ra, bạn có thể thay thế bằng nhiều loại vật liệu chống thấm khác tùy vào nhu cầu của mình.

chống thấm tường nhà mới
Chống thấm tường ngay từ giai đoạn đầu giúp công trình có tuổi thọ cao hơn

Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng thấm dột cũng như cách chống thấm tường ngoài trời hiệu quả. Nếu có thể, hãy thực hiện chống thấm cho công trình ngay từ khi bắt đầu đi vào hoàn thiện, hoặc nếu công trình của bạn đang gặp tình trạng thấm dột, hãy khắc phục ngay để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn, bạn nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng để lại ở phần bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn và giải đáp kịp thời! Chúc bạn luôn vui vẻ và ngập tràn niềm vui!  

>> Bài viết nổi bật:

Rate this post

Tin liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin mới