Bể bơi là công trình rất phổ biến hiện nay. Ai cũng biết mục đích của bể chính là chứa nước, với bể bơi thì không thể thiếu clo ở trong nước. Chính vì chứa clo nên có thể dẫn đến ăn mòn bề mặt. Nếu không có biện pháp bảo vệ thì sẽ xảy ra hiện tượng sạt lở hay hư hỏng công trình. Vì vậy, sơn epoxy cho hồ bơi được coi là một giải pháp hữu hiệu. Loại sơn này đang được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, bởi nó có khả năng thấm hút tốt và không độc hại khi tiếp xúc.
1. Sơn Epoxy là gì, có phù hợp cho bể bơi?
➢ Epoxy là một loại sơn sàn được sử dụng để phủ lên mặt nền của công trình. Nó là một loại sơn công nghiệp, được cấu thành từ 2 lớp: sơn gốc và chất đóng rắn.
➢ Khi xây dựng một công trình, chỉ quan tâm đến độ thẩm mỹ thôi thì chưa đủ, các nhà xây dựng cũng cần phải để ý đến độ bền vững của công trình theo thời gian và thời tiết. Đặc biệt là với công trình hồ bơi hay bể nước.
➢ Sơn Epoxy cho bể bơi là loại sơn chuyên dụng đặc biệt, với những ưu điểm:
○ Chống thấm và chống trơn hiệu quả cao.
○ Không có hiện tượng rêu mốc.
○ Dễ dàng lau sạch vết bẩn trên bề mặt.
○ Sơn bền màu đối với mọi loại hình thời tiết, khí hậu.
○ Có khả năng chịu được áp suất thủy tĩnh của nước.
○ Sơn không gây ảnh hưởng đến nguồn nước.
○ Giúp bề mặt hồ bơi phẳng và sáng bóng.
>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá sơn sàn công nghiệp mới nhất
2. Các bước tiến hành thi công sơn Epoxy cho hồ bơi.
2.1. Xử lý, khắc phục mặt sàn.
Mặt sàn càng tốt thì hiệu quả của sơn mang lại càng cao hơn. Vì vậy, bất cứ ở hạng mục công trình nào thì mặt sàn luôn được tiến hành thi công đầu tiên.
Với bể bơi, cần phải xả nhám, chà sạch toàn bộ khu vực bể (cả lòng bể lẫn thành bể). Vá lại những chỗ lồi lõm tạo độ phẳng cho bể.
Cần lưu ý rằng những chỗ gỉ sét hay những chỗ bụi bẩn cũng có thể làm cho độ kết dính của mặt sàn kém hiệu quả.
2.2. Tiến hành chống thấm cho bể bơi.
Sử dụng hai lớp chống thấm, mỗi lớp gồm có chất chống thấm epoxy kết hợp với dung dịch chống thấm từ keo epoxy.
Hai lớp chống thấm được thi công cách nhau 6 giờ đồng hồ để đảm bảo chúng mang lại hiệu quả chống thấm cao. Sau khi lớp sơn này khô thì tiến hành sơn lót bề mặt.
2.3. Công đoạn sơn lót bề mặt hồ bơi.
Đây là công đoạn được tiến hành sau khi lớp sơn chống thấm đã khô ráo. Những người thợ sơn phải thật sự cẩn thận và tỉ mỉ khi thực hiện bước này bởi nó quyết định đến độ kết dính của các lớp sơn sau.
Khi sơn lót thì nên chọn loại sơn không màu phủ đều lên bề mặt nền, không nên sử dụng loại sơn gốc nước.
2.4. Thi công lớp sơn phủ.
Đợi sơn lót khô rồi sẽ tiến hành hai lớp sơn phủ cho hồ bơi. Đây chính là công đoạn cuối cùng của quá trình sơn Epoxy.
Bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng lớp sơn này bởi vì nó sẽ quyết định đến tính thẩm mỹ của công trình. Bên cạnh đó, cần lưu ý khi lựa chọn lớp sơn này sao cho đáp ứng được điều kiện môi trường. Đối với hồ bơi, màu sơn chủ đạo mà mọi người thường thấy chính là màu xanh da trời, nó mang lại cảm giác tươi sáng, mát mẻ.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp về những thắc mắc về sơn epoxy cho hồ bơi. Nếu còn câu hỏi băn khoăn nào hãy để dưới phần bình luận để chúng tối có thể giải đáp sớm nhất nhé.
>> Xem thêm:
- Cách chống thấm tường ngoài trời giữ ngôi nhà luôn bền đẹp
- Một số loại đèn năng lượng mặt trời khác nhau trên thị trường
- Hàng trăm sản phẩm cọ rửa, vệ sinh bể bơi và bể nước: https://poolcleanerguide.org