Free Porn
xbporn
https://www.bangspankxxx.com
voguerre
southampton escorts
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Mười Hai 13, 2024

CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ VIỆC MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Thông thường, quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch mua bán quốc tế được điều chỉnh bằng luật quốc gia hay bằng điều ước quốc tế. Một trong những điều ước quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cơ sở pháp lý cho các giao dịch mua bán hàng quốc tế là Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Công ước này được ký kết ngày 11-4-1980 tại Viên. Lúc đầu chỉ có 11 quốc gia thành viên tham gia ký kết. Số lượng các quốc gia phê chuẩn Công ước ngày một tăng lên và Công ước Viên là nguồn luật chủ yếu để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay.

Công ước bao gồm 101 điều khoản được chia thành bốn phần:

Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung.

Phần 2: Ký kết hợp đồng.

Phần 3: Mua bán hàng hóa.

Phần 4: Những quy định cuối cùng.

Công ước Viên được áp dụng trước hết đối với các hợp đồng mà các bên tham gia có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau và các quốc gia này đã tham gia Công ước. Công ước Viên chỉ coi trọng nơi đặt trụ sở thương mại chứ không chú ý tới quốc tịch của các bên tham gia hợp đồng. Đối với trường hợp (a) các bên tham gia hợp đồng không có quyền lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình mà bắt buộc áp dụng Công ước. Công ước cũng được áp dụng nếu chỉ có một bên có trụ sở tại nước phê chuẩn Công ước, nhưng quy định xung đột về luật điều chỉnh đã dẫn tới việc áp dụng luật của nước này (b). Công ước cũng có thể được áp dụng đối với hợp đồng được ký giữa các bên không có trụ sở thương mại tại các nước đã phê chuẩn Công ước nhưng lại thỏa thuận áp dụng nó. Tuy nhiên, Công ước cũng quy định cho phép các bên có thể thỏa thuận, trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng là không áp dụng hoặc không áp dụng hoàn toàn một điều khoản nào đó của Công ước.

Theo Điều 2, Công ước Viên không áp dụng đối với việc mua bán hàng tiêu dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ; mua hàng bán đấu giá; để thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác theo luật; cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ; tàu thủy, máy bay và các tàu chạy trên đệm không khí và điện năng

Quyền và nghĩa vụ của bên bán trong hợp đồng theo Công ước Viên

Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hoá. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua theo đúng thoả thuận trong hợp đồng về thời gian. Đó là thời điểm mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc nếu không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng thì có thể căn cứ vào hợp đồng để xác định được. Nếu các bên không thoả thuận một thời điểm cụ thể mà thoả thuận một khoảng thời gian thì bên bán được coi là giao hàng đúng thời hạn nếu hàng được giao vào bất kỳ một thời điểm nào trong khoảng thời gian đó.

Ngoài các trường hợp trên, bên bán được giao hàng vào một thời hạn hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết (Điều 33 Công ước).
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất như mô tả trong hợp đồng. Hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng nếu hàng hoá không thích hợp với mục đích sử dụng mà các hàng hoá cùng loại thường đáp ứng hoặc không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên bán đã biết vào lúc ký kết hợp đồng hoặc hàng không có các tính chất của hàng mẫu hay kiểu dáng mà bên bán đã cung cấp cho bên mua và hàng không được đóng gói theo cách thông thường cho những hàng hoá cùng loại hoặc theo cách thích hợp để có thể bảo vệ hàng hoá đó (Điều 35 Công ước).

Bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua hàng hoá không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở quyền sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác (Điều 41 Công ước). Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất và điều kiện giao hàng tại địa điểm quy định. Nếu các bên không thoả thuận về địa điểm giao hàng thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại Điều 31 Công ước như sau:

  • Nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hoá thì bên bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho bên mua
  • Nếu hàng hoá là hàng đặc định hoặc hàng được chế tạo theo một phương thức đặc biệt mà địa điểm giao hàng không thuộc phạm vi quy định trên thì bên bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới sự định đoạt của bên mua tại nơi sản xuất.
  • Trong các trường hợp khác, bên bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới sự định đoạt của bên mua tại nơi bên bán có trụ sở thương mại tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Bên bán có quyền được thanh toán theo những quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền thực hiện những biện pháp bảo hộ pháp lý theo quy định tại Công ước. Đó là:

  • Yêu cầu bên mua nhận hàng và thanh toán tiền hàng và thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua (Điều 62 Công ước);
  • Cho phép bên mua một thời gian để bổ sung thực hiện các nghĩa vụ chưa hoàn chỉnh (Điều 63);
  • Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng trong một số trường hợp Công ước quy định (Điều 64 Công ước);
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 74 Công ước);
  • Yêu cầu trả tiền lại khi bên mua chậm thanh toán (Điều 78 Công ước)

Quyền và nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng theo Công ước Viên

Theo quy định tại Điều 53 Công ước, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước.
Bên mua có nghĩa vụ trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng hoặc theo Công ước mà không cần có yêu cầu hoặc việc thực hiện một thủ tục nào về phía bên bán (Điều 59 Công ước). Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của bên mua bao gồm việc áp dụng các biện pháp và tuân thủ các biện pháp mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng tại địa điểm nhất định.

Nếu hợp đồng không quy định cụ thể địa điểm trả tiền thì địa điểm trả tiền sẽ là nơi bên bán có trụ sở thương mại hoặc nơi giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được thực hiện cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ. Nếu trong hợp đồng không quy định thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải trả tiền khi bên bán đặt hàng hoá hoặc chứng từ nhận hàng dưới sự định đoạt của bên mua.

Nghĩa vụ nhận hàng của bên mua bao gồm việc thực hiện mọi hành vi tạo điều kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng hoá (Điều 60 Công ước) theo đúng quy định trong hợp đồng và Công ước. Khi bên bán vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên mua có quyền thực hiện một số biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình như sau :

  • Yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Đó có thể là việc cung cấp hàng hoá đúng với thoả thuận trong hợp đồng (nếu hàng hoá chưa phù hợp) hoặc tiếp tục bổ sung hàng hoá (nếu còn thiếu về số lượng) hoặc sửa chữa hay đổi hàng mới (nếu hàng hoá được cung cấp có khuyết tật).
  • Nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng thay thế hoặc sửa chữa sự không phù hợp ấy. Trong trường hợp này, bên mua có thể cho phép bên bán có thêm một thời hạn nhất định để thực hiện sự sửa chữa ấy (Điều 46 Công ước).
  • Nếu bên bán không đảm bảo được thời hạn giao hàng thì bên mua có thể cho phép bên bán thêm một thời hạn nhất định để thực hiện hợp đồng (Điều 47 Công ước).
  • Tuyên bố huỷ hợp đồng nếu trong những trường hợp việc bên bán không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tạo thành một vi phạm cơ bản hợp đồng hoặc khi bên bán không giao hàng trong thời hạn bên mua gia hạn thêm hoặc bên bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời hạn bổ sung này (Điều 49 Công ước).
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo quy định của hầu hết các nước theo hệ thống luật án lệ, hợp đồng có thể ký kết dưới hình thức bằng lời nói. Đối với một số nước khác trong đó có Việt Nam, hình thức của hợp đồng nhất thiết phải là văn bản hoặc tài liệu giao dịch. Theo Công ước Viên, lời nói hoặc một hành vi biểu thị sự đồng ý với chào hàng được chấp nhận và có hiệu lực pháp lý đối với các bên (Điều 18 khoản 1 Công ước). Tuy nhiên, để tránh những sự hiểu lầm không cần thiết, thông thường mọi thoả thuận cần được ghi thành văn bản, nhất là trong trường hợp mua bán hàng hoá quốc tế, khi các bên thường không có cùng tiếng nói, cùng một hệ thống pháp luật và có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau.

Công ước đã dành 11 Điều (từ Điều 14 – 24) để quy định về việc ký kết hợp đồng, bao gồm các giai đoạn chào hàng, chấp nhận chào hàng và giao kết hợp đồng.

Chào hàng là giai đoạn trong đó một bên có “đề nghị về việc ký kết hợp đồng được gửi đích danh cho một hoặc một vài người” (Điều 14 Công ước). Chào hàng có thể là bất kỳ một lời đề nghị nào “đủ rõ ràng” và “chỉ rõ tên hàng hóa, xác định một cách trực tiếp hoặc ngầm định về số lượng và giá cả”. Chào hàng chỉ phát sinh hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng (Điều 15 Khoản 1). Chào hàng có thể bị hủy nếu thông báo của người chào hàng về việc hủy chào hàng gửi đến tới nơi người được chào trước hoặc cùng lúc với chào hàng (Điều 15 Khoản 2). Chào hàng sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng (Điều 17 Công ước).

Chấp nhận chào hàng là giai đoạn tiếp theo, khi người nhận được chào hàng có một lời tuyên bố hay một hành vi khác biểu lộ sự đồng ý với chào hàng. Nếu người nhận được chào hàng nhưng im lặng hoặc không hành động thì không được coi là đã chấp nhận chào hàng (Điều 18 Khoản 1). Người nhận được chào hàng sau khi đã chấp nhận cũng có thể suy xét lại và nếu thấy chào hàng đó không có lợi cho mình thì có thể huỷ chấp nhận mà mình đã gửi. Tuy nhiên, việc hủy chấp nhận chào hàng chỉ có thể được chấp nhận nếu thông báo về việc hủy chấp nhận chào hàng tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng thời điểm chấp nhận có hiệu lực (Điều 22 Công ước). Thông báo này sẽ được coi là “tới nơi” khi thông báo này, hoặc bằng lời nói, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người đã chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại địa chỉ bưu chính hoặc nơi thường trú nếu không có địa chỉ bưu chính.

Nếu bên nhận chào hàng trả lời có khuynh hướng chấp nhận nhưng trong thư trả lời có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay thêm vào hay sửa đổi thì đó được coi là từ chối chào hàng và tạo thành một chào hàng mới. Tuy nhiên nếu những điểm bổ sung, sửa đổi hay đề nghị này không làm biến đổi những điểm cơ bản trong nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ trường hợp người chào hàng gửi thông báo ngay lập tức thể hiện sự phản đối của mình tới người được chào hàng (người đã có yêu cầu sửa đổi). Những điểm cơ bản trong nội dung của chào hàng là những điểm liên quan đến các điều kiện về giá cả, thanh toán, phẩm chất và số lượng hàng hoá, địa điểm và thời gian giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến giải quyết tranh chấp.

Chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị nếu nó được gửi đến cho người chào hàng trong thời hạn chấp nhận do người chào hàng quy định có thể bằng bất cứ phương tiện thông tin liên lạc nào, được tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên bì thư hoặc nếu ngày đó không có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư.

Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng. Các ngày lễ chính thức hoặc ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận chào hàng không được tính để cộng thêm vào thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu ngày cuối của thời hạn chấp nhận chào hàng rơi vào ngày lễ hay ngày nghỉ, và do đó, chấp nhận chào hàng không thể chuyển đến cho người chào hàng thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày nghỉ đó (Điều 20 Công ước).

Hợp đồng được coi là đã được giao kết kể từ thời điểm sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực (Điều 23 Công ước). Bắt đầu từ thời điểm này các bên có những quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

Xem các bài viết liên quan khác tại đây

4/5 - (1 bình chọn)

Tin liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin mới