Free Porn
xbporn

25 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Chín 13, 2024

Giá trị pháp lý của hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử

Trong rất nhiều trường hợp mà các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy đề giao cho khách hàng khi có yêu cầu hoặc dùng làm chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm khi đang lưu thông hàng hóa trên đường. Vậy, giá trị pháp lý của hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử được quy định như thế nào? cách tra cứu hóa đơn điện tử đối với hóa đơn điện tử chuyển đổi ra chứng từ giấy có thực hiện như thông thường được hay không? Cùng tìm hiểu rõ hơn về các quy định trong bài viết dưới đây.

Giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử chuyển đổi ra chứng từ giấy theo quy định cũ

Theo quy định của Thông tư 32/2011 thì hóa đơn điện tử chuyển đổi ra chứng từ giấy vẫn có giá trị pháp lý. Cụ thể, khoản 3, Điều 12 (Chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy), Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn Giá trị pháp lý của các hoá đơn điện tử chuyển đổi như sau:

Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.

Như vậy, nếu như đảm bảo các điều kiện chuyển đổi thì hóa đơn giấy chuyển từ hóa đơn điện tử vẫn có các giá trị pháp lý theo quy định tại Thông tư 68/2019.

hóa đơn chuyển đổi

Giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử chuyển đổi ra chứng từ giấy theo quy định mới

Theo quy định mới về hóa đơn điện tử, cụ thể là theo quy định tại khoản 3, Điều 10  Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, theo quy định mới về hóa đơn điện tửchỉ có tác dụng dùng để lưu sổ, lưu trữ.

Vì sao cần nắm rõ các quy định về chuyển đổi hóa đơn?

Có thể thấy, việc so sánh giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử chuyển đổi ra chứng từ giấy đã giúp các doanh nghiệp nắm rõ sự khác biệt trong quy định cũ và mới về sử dụng hóa đơn điện tử. Do vậy, tùy vào từng giai đoạn cụ thể mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ quy định để có thể triển khai sử dụng hóa đơn điện tử được tốt nhất. Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang triển khai sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 32/2011 và Thông tư 39/2014, tuy nhiên, kể từ ngày 01.11.2020 thì việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ thực hiện theo Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/2019 về hóa đơn. Đối với vấn đề chuyển đổi hóa đơn điện tử ra hóa đơn giấy lại là một trong số những công việc thường xuyên phải thực hiện, triển khai tại các doanh nghiệp vừa với mục đích phục vụ khách hàng, lưu trữ sổ sách, lưu thông hàng hóa, dịch vụ trên đường. Chính vì vậy, việc nắm rõ các quy định về chuyển đổi hóa đơn là vô cùng cần thiết và cấp bách. 

Một số lưu ý khi kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử 

Mách kế toán các bước đơn giản nộp tờ khai, báo cáo thuế qua mạng

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm rõ hơn về giá trị pháp lý của hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử theo quy định cũ và mới.

 

 

Rate this post

Tin liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin mới