Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình không mua sắm gì mà tiền trong ví cứ chưa hết tháng đã hết veo chưa? Bạn đã tiêu tốn vào những khoản nào mà không hề hay biết? Hãy cùng tìm hiểu.
> Tác dụng thần kỳ của mật ong với cân nặng
> Những cách bảo quản áo da đơn giản và đúng cách
Tiền ăn uống
Chuyện ăn uống xảy ra hàng ngày, đến mức chính chúng ta cũng không kể đến khi tổng kết chi tiêu định kỳ. Nếu thỉnh thoảng bạn đổi bữa, ăn sang một chút như ra tiệm cơm sườn hay bún đậu, thì chuyện tiền nong hết nhanh cũng không phải điều khó hiểu. Nếu bạn tự mình nấu nướng tại nhà, thì những khoản như mua gia vị, dầu ăn, tiền thay gas nếu bạn dùng bếp gas cũng có thể là nguyên nhân cho việc này.
Ăn là một khoản song những bữa trà sữa, những buổi đi trà chanh với bạn bè cũng phải kể đến. Thường mỗi lần đi chơi như vậy, dù chỉ là một cốc size M cũng có thể tiêu tốn của bạn từ 30.000 đến 50.000 đồng. Mỗi tuần 1-2 buổi thì chẳng phải “ngân sách” bạn có cứ thể rời bỏ bạn mà đi sao.
Để kiểm soát việc này, chỉ có phương pháp duy nhất đó là rèn luyện bản thân. Vì việc ăn uống hàng ngày hay đi café trà sữa với bạn bè xảy ra thường xuyên, nên chỉ có tự lý trí bạn phải tự cài đặt để cân bằng. Hãy lựa chọn những size đồ bé hơn, tập uống những loại đồ uống rẻ hơn như nước trái cây. Chúng cũng thực sự tốt hơn cho sức khỏe. Thêm vào đó, hãy tập thói quen nấu ăn và cân bằng chi tiêu khi đi chợ. Số tiền bỏ ra cho một bữa ăn tự nấu thường chỉ chiếm 60-70% số tiền bữa ăn đó khi ăn ở tiệm. Vậy là bạn đã tiết kiệm được một khoản rồi.
Tiền mua sắm đồ đạc
Nếu bạn là một người ưa thích sử dụng dịch vụ mua sắm online trên các kên như Lazada hay Shopee… thì có khi bạn đang tiêu tốn một khoản không nhỏ cho việc này. Đặc điểm cửa các món đồ trên các trang này rất rẻ. Mặt khác khi xem qua bạn sẽ thấy nó rất hữu ích cho cuộc sống của bạn. Song khi mua về bạn chỉ dùng khoảng 1-2 lần rồi ném chúng vào một góc nào đó. Đây có thể là khoản lãng phí hàng tháng mà chính bạn cũng không nhận ra.
Hãy tập cho mình cách mua hàng thông minh. Rất đơn giản, khi lướt qua một món đồ, hãy suy nghĩ thật kỹ xem nó có thể được sử dụng hàng ngày hay không. Nếu câu trả lời là không, thì tốt nhất là không nên mua. Vì khả năng là chúng sẽ không phải món đồ cần thiết cho cuộc sống của bạn.
Thêm vào đó, khi lựa chọn, hãy chú ý rằng món đồ bạn đang xem có tương tự món đồ nào bạn đã có hay không. Ví dụ bạn đang rất ưng ý một cây sáo trúc [1] vào do dự có nên mua hay không vì nó quá rẻ, thì hãy nhớ rằng bạn đang có 1 cây khác vẫn sử dụng tốt. Từ đó, việc sắm một cây sáo mới là không quá cần thiết ở thời điểm này. Và câu trả lời là không mua. Thế là bạn đã tiết kiệm được kha khá tiền để làm những thứ quan trọng hơn.