Rất nhiều doanh nghiệp khi chuyển đổi từ sử dụng hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử gặp các vấn đề về việc làm quen với những vấn đề mới, với những quy định mới. Cụ thể, ngoài những quy định về đăng ký phát hành hóa đơn điện tử các doanh nghiệp còn gặp vấn đề về việc xác định thời điểm lập hóa đơn điện tử. Theo quy định mới nhất về hóa đơn đã quy định cụ thể thời điểm lập hóa đơn điện tử chính là thời điểm ký số. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải lưu ý để triển khai thực hiện đúng, chính xác việc này để đảm bảo quá trình lập hóa đơn được tốt nhất.
Khoản 1e Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định: “Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ: ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”
Như vậy, hóa đơn điện tử sẽ bắt buộc phải có ngày lập trùng với ngày ký số mới được coi là hợp lệ.
Có rất nhiều các doanh nghiệp vẫn giữ thói quen như khi sử dụng hóa đơn giấy, tức là vẫn giữ số hóa đơn, xuất lùi ngày hóa đơn. Bên cạnh đó, một số các nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử cũng có hành vi thao túng cho các doanh nghiệp trong việc xuất lùi ngày hóa đơn điện tử. Đây đều là những hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật hiện hành. Do vậy các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định về thời điểm lập hóa đơn để có thể triển khai sử dụng được đúng nhất, tốt nhất.
Công văn 3373/TCT-PCCS xử lý vi phạm xuất hóa đơn ghi lùi ngày tại thời điểm doanh nghiệp xuất hóa đơn cho người mua hàng của Tổng cục Thuế đã trả lời rõ ràng về hành vi này của doanh nghiệp như sau:
1/ Hành vi ghi sai ngày tháng trên hóa đơn thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 7 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày04/11/2004 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
2/ Đối với số hóa đơn vi phạm nêu trên không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT cũng như không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
Trường hợp hành vi vi phạm về hóa đơn nêu trên dẫn đến trốn thuế thì bị truy thu đủ số thuế trốn và bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo đúng quy định hiện hành.
Phân biệt mẫu hóa đơn điện tử chuyển đổi ra giấy và hóa đơn giấy
Ưu điểm của kê khai thuế bằng HĐĐT đối với người nộp thuế
Bên cạnh đó, tại Thông tư 10/2014 cũng đã quy định rõ ràng về các mức xử phạt hành chính đối với hành vi xuất lùi ngày hóa đơn điện tử. Đây chính là căn cứ pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp triển khai sử dụng hóa đơn điện tử được tốt nhất, chính xác nhất, tránh tình trạng vô tình hoặc cố ý xuất lùi ngày hóa đơn điện tử.
Tóm lại thời điểm lập hóa đơn điện tử chính là thời điểm ký số. Do vậy các doanh nghiệp cần phải nắm rõ quy định này để có thể triển khai thực hiện được tốt nhất. Với những chia sẻ trong bài viết này hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm được các quy định mới về hóa đơn điện tử, chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển đổi từ sử dụng hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử một cách nhanh chóng, chính xác, đáp ứng các quy định của pháp luật về hóa đơn.